Cốt vợt bóng bàn là phần quan trọng nhất và là xương sống, linh hồn của một cây vợt bóng bàn.Trong thực tế, mỗi chiếc cốt vợt đều được cấu tạo riêng với những thông số kỹ thuật khác nhau về chất liệu, độ dày, trọng lượng… Trong bài viết hôm nay,Phố bóng bàn xin chia sẻ với bạn một số thông tin hay liên quan đến cấu tạo cốt vợt và các thông số cốt vợt bóng bàn bạn cần phải biết khi mua.
Cấu tạo cốt vợt bóng bàn
Theo luật bóng bàn quốc tế thì 85% trên cốt vợt bóng bàn phải được làm từ chất liệu gỗ. Cấu tạo cốt vợt gồm hai phần hai phần đó là mặt vợt và cán ta à cán tay cầm. Phần lớn các các mặt vợt được cấu tạo từ các lớp gỗ dán với nhau hoặc kết hợp giữa gỗ dán và carbon. Về cơ bản, một mặt vợt có thể được cấu tạo từ 1 đến 7 lớp khác nhau.
ảnh cốt vợt bóng bàn
Hiện nay, các nhà sản xuất cốt vợt có sáng tạo ra một số mẫu cốt vợt bóng bàn sử dụng thêm các lớp Carbon, Arylate hoặc Titanium để tạo ra khu vực Sweet Spot lớn hơn. Sweet Spot là điểm trên mặt vợt cho người chơi có cảm giác bóng tốt nhất khi thực hiện các cú đánh. Khu vực này có hình tròn và tâm của nó chính là tâm của mặt vợt. Có một cách để bạn dễ dàng xác định khu vực Sweet Spot là thả một quả bóng bàn từ một độ cao cố định xuống những phần khác nhau trên mặt vợt. Chúng ta có thể xác định khu vực này dựa vào độ nảy và cảm giác của bóng.
– Với cốt vợt có sử dụng thêm các lớp Carbon thì nó giúp nâng cao tốc độ cho cây vợt, làm rộng khu vực Sweet Spot và điều khiển cây vợt ổn định hơn. Carbon cũng đóng vai trò như là một lớp gia cố làm mạnh thêm cây vợt. Thực tế, tất cả những người chơi đã từng sử dụng cốt vợt có Carbon đều cho rằng nó tạo cảm giác cứng và phù hợp với người chơi có lối đánh tấn công.
– Với cốt vợt có sử dụng sợi Arylate thì lớp sợi Arylate sẽ làm giảm độ rung của vợt khi tác động với bóng. Giống như sợi Carbon thì lớp sợi Arylate cũng có tác dụng làm rộng khu vực Sweet Spot giúp cho cây vợt ổn định hơn. Đặc tính này sẽ tạo ra một cây vợt có cảm giác trung bình hoặc mềm và phù hợp với người chơi hay tạo ra những cú đánh xoáy.
– Một số cốt vợt được tạo ra từ sự kết hợp giữa Carbon, Arylate và gỗ. Với những cây vợt này thì tốc độ và khu vực Sweet Spot lớn của Carbon kết hợp với khả năng giảm rung và cảm giác “mềm” của Arylate sẽ tạo ra những cây vợt có chất lượng cao nhất.
Thông số cốt vợt bóng bàn cần biết
kích thước vợt bóng bàn tiêu chuẩn:
Dù các quy định chính thức , không có giới hạn về kích thước vợt, nhưng kích thước kể trên là tối ưu cho hầu hết các phong cách chơi. Để giúp chọn cho mình mẫu cốt vợt phù hợp với lối chơi thì chắc chắn bạn cần phải dựa vào các thông số trên cốt vợt bóng bàn. Vậy bạn đã nắm rõ các thông số này hay chưa? Khi tìm hiểu về cốt vợt thì bạn cần phải nắm vững các thông số cốt vợt bóng bàn cơ bản sau:
1. Tốc độ của cốt vợt
Khi lựa chọn cốt vợt bóng bàn thì ta dựa nhiều vào lối đánh của người chơi. Hiện nay, có hai lối đánh chính khi chơi bóng bàn là phòng thủ và tấn công. Với những bạn có lối chơi phòng thủ thì nên lựa chọn loại cốt có tốc độ chậm vì nó có độ điều khiển cao. Điều này không có nghĩa là bạn không thể có những cú đánh mạnh với cốt tốc độ chậm mà nó chỉ tạo thêm độ điều khiển cho bạn. Với những người chơi tấn công thì lại ưa thích cốt vợt có tốc độ cao tại vì nó có thể tạo ra những cú đánh áp đảo, vô cùng nhanh và mạnh.
2. Kích cỡ mặt vợt
Một yếu tố vô cùng quan trọng khi tìm hiểu về cốt vợt bóng bàn nữa là kích cỡ của mặt vợt. Đối với người chơi có lối đánh phòng thủ thì ưa thích cốt vợt có mặt lớn do họ muốn tận dụng tối đa khu vực Sweet Spot lớn. Ngược lại, người chơi có lối đánh tấn công thì họ lại ưa thích mặt vợt nhỏ để giảm thiểu độ cản không khí khi tấn công.
3. Cán vợt
Cán vợt cũng là một yếu tố quan trọng của cốt vợt bóng bàn. Kiểu cán vợt phụ thuộc vào cách cầm vợt của người chơi. Trong thực tế, nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy trên mỗi chiếc cốt vợt bóng bàn, nó đều có ghi một số thông số cần thiết để phân biệt với các mẫu cốt vợt khác. Cụ thể các thông số này gồm:
– Speed tức tốc độ. Thường nó được tính từ 1 đến 10 và một số hãng có thể sử dụng thang đo từ 1 đến 100. Số Speed càng lớn tức tốc độ càng cao.
– Control tức độ điều khiển. Thường được đánh dấu từ 1 đến 10 hoặc có thể từ 1 đến 100. Số Control càng lớn tức độ điều khiển càng cao.
– Class là thông số thiên về lối chơi và bạn có thể thấy các ký hiệu như DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+… Để hiểu rõ hơn nó thì bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết .
– Ply tức số lượng lớp trên cốt. Ví dụ 5W nghĩa là vợt có 5 lớp gỗ hoặc 3W/2A/C nghĩa là cốt vợt có 3 lớp gỗ, 2 lớp Artyle và 1 lớp carbon.
– WT hay Weight tức trọng lượng. Trọng lượng của cốt vợt thường trong khoảng từ 80 đến 100 gram.
– Handles tức kiểu tay cầm. Kiểu tay cầm có ký hiệu gồm FL (Flared), AN (Anatomic) hoặc ST (Straight).
hình ảnh các loại cán vợt khác nhau
Các loại gỗ thông dụng làm cốt vợt bóng bàn
Trên đây là toàn bộ thông tin được chia sẻ bởi phobongban.vn nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo cốt vợt và các
thông số cốt vợt bóng bàn bạn cần phải nắm vững khi mua. Hy vọng với những chia sẻ này thì bạn đã có thể am hiểu hơn về
cốt vợt bóng bàn.
Trả lời