Để thuận lợi và dễ dàng biết được thông số của những cốt vợt bản thân có ý định sắm hoặc đang sở hữu, mời các Thượng Đế xem qua bài viết sau để dễ dàng nhìn được hơn nhé! Dưới đây là cách đọc các ký hiệu trên cốt vợt bóng bàn – Hướng dẫn bạn cách đọc cách kí hiệu, chỉ số trên cốt vợt bóng bàn để có thể chọn được một cây vợt bóng bàn phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
1. Thông số chung của cốt vợt
- Độ nảy: Nảy càng nhiều thì bóng đi càng nhanh nhưng sẽ hy sinh độ kiểm soát trong một chừng mực nào đó, phù hợp cho lối đánh tấn công nhanh
- Độ kiểm soát (từ dễ đến khó): Thường tỉ lệ nghịch với độ nảy, một số công nghệ mới có thể tăng độ kiểm soát tương đối mà không phải hy sinh độ nảy.
- Độ bám: Bám càng nhiều thì càng dễ tạo xoáy, phù hợp cho kỹ thuật đánh mút xoáy biến hóa, nhưng không phù hợp lắm cho mút gai công và phản xoáy.
- Độ cong của quỹ đạo bóng (cầu vòng ít hoặc nhiều): Quỹ đạo bóng cầu vòng nhiều thì cho phép lối chơi kỹ thuật giật bóng chậm dưới mặt bàn, quỹ đạo bóng phẳng hơn thì hỗ trợ lối chơi tấn công nhanh cận bàn.
- Cảm giác tiếp xúc bóng (từ cứng đến mềm): Cảm giác mềm hỗ trợ tốt kỹ thuật giật biến hóa xoáy, cảm giác cứng phù hợp cho kỹ thuật bạt – giật bạo lực và tốc độ.
Lưu ý: cảm giác cứng không nhất thiết đi đôi với độ nảy cao.
2. Đọc thông số ghi trên cốt vợt bóng bàn
Trên mỗi cốt vợt bóng bàn thường thì sẽ có những ký hiệu như: DEF, ALL-, ALL, ALL+ hay OFF+, … Vậy ý nghĩa là gì?
- DEF: Thích hợp người có lối phòng thủ xa bàn; Giúp người chơi kiểm soát chặt bóng.
- ALL-: Thích hợp người có lối đánh gò bóng và thiên về phòng thủ.
- ALL: Thích hợp người có lối chơi toàn diện, có thể hợp với nhiều phong cách chơi bóng khác nhau.
- ALL+: Thích hợp người có lối đánh chặn đẩy tốt, kiểm soát độ xoáy tốt và có thế mạnh tay thuận.
- OFF-: Thích hợp người có lối đánh phòng ngự phản công ở cự ly trung bình.
- OFF: Thích hợp người có thiên hướng tấn công.
- OFF+: Thích hợp người có lối đánh lấy tấn công làm chủ đạo. Cứng và khó kiểm soát hơn các dòng trên.
3. Các ký hiệu chữ trên cốt vợt
- SPEED (tốc độ): thường là từ 1 đến 10. Một số hãng có thể sử dụng thang đo từ 1 đến 100. Số càng lớn tốc độ càng cao.
- CONTROL (độ điều khiển): thường là từ 1 đến 10 hoặc có thể từ 1 đến 100. Số càng lớn độ điều khiển càng cao.
- PLY (số lượng lớp trên cốt) : 5W nghĩa là vợt có 5 lớp gỗ, 3W/2A/C nghĩa là cốt vợt có 3 lớp gỗ, 2 lớp Artyle và một lớp carbon…
- WT (Weight: trọng lượng) : trọng lượng của cốt vợt, thường trong khoảng từ 70 gram đến 100 gram.
- HANDLES (kiểu tay cầm): có kí hiệu là FL (Flared), AN (Anatomic) hoặc ST (Straight)
Lưu ý: Cốt vợt bóng bàn OFF+ là cứng nhất, ALL là loại cốt vợt mềm hơn và DEF là mềm nhất.
4. Chọn vợt bóng bàn phù hợp
Tất nhiên với mỗi lối chơi và với mỗi cá nhân sẽ có cách chọn lựa riêng nhưng nhìn chung chúng ta sẽ thấy được rằng:
- Mới chơi: Nên chọn cốt mền và mặt mềm, hoặc cốt cừng mặt mềm. Dễ kiểm soát bóng, dễ vào bàn. Tránh làm hỏng tay đánh khi mới tập
- Phong trào: Nên chọn cốt cừng mặt mềm. Dễ kiểm soát bóng và dễ chơi
- Nghiệp dư: Nên cốt cứng mặt mềm hoặc cốt mềm mặt cứng. Kiểm soát bóng khó hơn nhưng nhanh và mạnh
- Chuyên nghiệp: Cốt cứng vợt cứng, mặt cứng càng xoáy càng tốt. Nảy mạnh, nhanh và phản giật tốt
Lưu ý: Tùy theo lối chơi và kỹ thuật của từng người mà chúng ta lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp với mình.
Đó là những thông số chung trên cốt vợt bóng bàn. Phố mong sau khi đọc bài viết này các Thượng Đế sẽ tìm được cho bản thân một cây vợt phù hợp nhất với lối đánh cũng như nhu cầu của mình! Nếu các Thượng Đế đang tìm một nơi để mua thì chào mừng các Thượng Đế đến với Phố Bóng Bàn – Một nơi uy tín, chất lượng và đa dạng sản phấm với giá tốt nhất!
Trả lời