Thứ 2-CN: 8h30-18h

Cách chọn vợt bóng bàn phù hợp với lối chơi

 

Đối với người chơi bóng bàn, ai cũng có một chiếc vợt bóng bàn, chúng ta xem như một vũ khí chiến đấu và cũng là như một người bạn gắn liền hằng với bạn hằng ngày. Nhưng việc lựa chọn cho mình được một chiếc vợt ưng ý để là tri kỷ như vậy thì không phải ai cũng làm được. Vậy nên sau đây Phố sẽ chia sẻ cho các bạn một số kiến thức về cốt vợt và kinh nghiệm lựa chọn vợt bóng bàn để bạn chọn cho mình được chiếc ưng ý nhất để làm tri kỷ.

 

  • Kinh nghiệm tư vấn từ Phố mách bạn cách chọn mua vợt bóng bàn để phù hợp với lối chơi và có nên dùng nhiều chiếc vợt hay không?

 

 

Xem nhanh

1. Ba sai lầm khi chọn mua vợt bóng bàn

Những sai lầm với cách chọn vợt bóng bàn cho người mới chơi:

  • a. Vợt càng đắt càng tốt?

  • b. Vợt càng nảy càng tốt?

  • c. Thông số vợt càng cao càng tốt?

 

a. Vợt càng đắt càng tốt?

  • Nhiều người thường mua hàng theo quan điểm “tiền nào của nấy” cứ giá càng cao thì chất lượng càng tốt. Nhưng thực tế thì có rất nhiều trường hợp ngoại lệ mà bạn nên lưu ý. Giá thành cây vợt bóng bàn tốt hay chỉ ở mức bình thường đều phụ thuộc vào nhiều khía cạnh như loại nguyên vật liệu, tiền công đoạn, tiền hãng sản xuất phải bỏ ra để làm marketing cho sản phẩm, độc quyền thương hiệu…Vì vậy, nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn mua vợt để tránh gặp phải sai lầm lớn.
  • Khi bắt đầu chơi bóng bàn ngoài việc nắm vững những kỹ thuật chơi cần thiết thì bạn nên tìm hiểu về giá cả của các loại cốt vợt. Chắc chắn hơn là nhờ những người có kinh nghiệm hướng dẫn, tư vấn cho mình trước khi quyết định lựa chọn loại nào.

 

b. Vợt càng nảy càng tốt?

  • Vợt có độ nảy tốt cũng giống như là con dao hai lưỡi, loại cốt vợt này thích hợp cho lối đánh tấn công áp đảo đối phương mang lại chiến thắng cho bạn thế nhưng nếu bạn không biết cách cảm nhận bóng thì sẽ dễ dạng bị thua cuộc. Vợt càng nảy thì mặt càng cứng và đòi hỏi mình phải biết cảm nhận quả bóng nhiều hơn.
  • Không phải cứ cốt càng nảy thì càng tốt mà bạn cần phải hiểu rõ lối đánh của mình, bản chất của từng loại vợt để có thể sở hữu chiếc vợt ứng ý nhất. Thực tế trong bóng bàn có rất nhiều trường phái và lối chơi, có người tấn công bằng độ nảy, có người tấn công bằng độ xoáy, có người phòng thủ rồi phản công nhưng có người chỉ chơi phòng thủ.

 

c. Thông số vợt càng cao càng tốt?

  • Đối với nhiều người chơi bóng bàn những thông số trên vợt bóng bàn chỉ là những khái niệm mơ hồ. Tùy vào từng hãng sản xuất khác nhau mà hệ thống thông số cũng sẽ khác nhau.
  • VD: một hãng cho một cây vợt của họ có thông số tốc độ 11.1 và hãng kia cho cây vợt có thông số 100, điều này không thể dẫn đến kết luận là cây vợt thứ hai nhanh gấp 9 lần cây thứ nhất được.
  • Vấn đề cốt lõi ở đây là xác định lối đánh của mình để lựa chọn cốt vợt bóng bàn phù hợp. Tham khảo giá thành của các bộ phận tạo thành cây vợt cũng như loại vợt dán sẵn từ nhiều trang web, người quen để nắm rõ giá chuẩn nhất. Tìm đến các cửa hàng thể thao có uy tín, tiếng tăm để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm ưng ý, đảm bảo chất lượng tốt.

 

 

2. Các thông số ghi trên vợt

  • Trên các loại cốt vợt bóng bàn thường có ghi các thông số như DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến cốt vợt nhanh nhất (OFF+). Bạn có thể tham khảo những thông số này để lựa chọn cốt vợt phù hợp với mình.
  • DEF: Thích hợp với người có lối phòng thủ xa bàn; Giúp người chơi kiểm soát chặt chẽ bóng.
  • ALL-: Thích hợp với người có lối đánh gò bóng và thiên về phòng thủ.
  • ALL: Thích hợp với người có lối chơi toàn diện, có thể phù hợp với nhiều phong cách chơi bóng khác nhau.
  • ALL+: Thích hợp với những người có lối đánh chặn đẩy tốt, kiểm soát độ xoáy tốt và có thế mạnh ở quả đánh bóng thuận tay.
  • OFF-: Thích hợp với người có lối đánh phòng ngự phản công ở cự ly trung bình.
  • OFF: Thích hợp với người có thiên hướng tấn công.
  • OFF+: Thích hợp với người có lối đánh lấy tấn công làm chủ đạo. Cốt vợt cứng và khó kiểm soát hơn các dòng trên.

Lưu ý: Cốt vợt bóng bàn OFF là cứng nhất, ALL là loại cốt vợt mềm hơn và DEF là mềm nhất.

 

  • Độ nảy: Nảy càng nhiều thì bóng đi càng nhanh, nhưng sẽ hy sinh độ kiểm soát trong một chừng mực nào đó, phù hợp cho lối đánh tấn công nhanh, rất phù hợp cho mút gai công và phản xoáy.
  • Độ kiểm soát (từ dễ đến khó): Thường tỉ lệ nghịch với độ nảy. Tuy nhiên, một số công nghệ mới có thể tăng độ kiểm soát một cách tương đối mà không phải hy sinh độ nảy, chẳng hạn như công nghệ Relfex PAT System của TSP.
  • Độ bám: Bám càng nhiều thì càng dễ tạo xoáy, phù hợp cho kỹ thuật đánh mút xoáy biến hóa, nhưng không phù hợp lắm cho mút gai công và phản xoáy.
  • Độ cong của quỹ đạo bóng (cầu vòng ít hoặc nhiều): Quỹ đạo bóng cầu vòng nhiều thì cho phép lối chơi kỹ thuật giật bóng chậm dưới mặt bàn, quỹ đạo bóng phẳng hơn thì hỗ trợ lối chơi tấn công nhanh cận bàn.
  • Cảm giác tiếp xúc bóng (từ cứng đến mềm): Cảm giác mềm hỗ trợ tốt kỹ thuật giật biến hóa xoáy, cảm giác cứng phù hợp cho kỹ thuật bạt/giật bạo lực và tốc độ. Cần lưu ý cảm giác cứng không nhất thiết đi đôi với độ nảy cao, ví dụ cốt Dynapower 9 lớp rất cứng nhưng khá đầm, rất phù hợp với lối phòng thủ cắt bóng bằng mút phản xoáy truyền thống.

 

 

3. Lối chơi của bạn phù hợp với cốt vợt làm bằng gỗ gì?

  • Khi chọn cốt vợt, chúng ta có thể xem catalogue để tìm hiểu xem cốt vợt được làm bằng những lớp gỗ gì để hiểu rõ thông số cơ bản của cốt vợt.

Một số loại gỗ và vật liệu thông dụng hiện nay gồm:

  • Gỗ Yellow Aningre: có độ kiểm soát rất tuyệt, cảm giác mềm, phù hợp với trường phái công thủ toàn diện (all-round).
  • Chất liệu phụ gia Carbon: nhằm gia tăng tốc độ.
  • Chất liệu phụ gia Arylate: nhằm mở rộng vùng hồng tâm chuẩn xác trên mặt vợt.
  • Gỗ Ayous: có trọng lượng nhẹ, chắc thịt, phù hợp lối đánh đôi công cận bàn rất xuất sắc.
  • Gỗ Koto: thường dùng ở lớp ngoài cùng để tăng độ cứng và độ nảy.
  • Gỗ Bass: phổ biến nhất vì giá thành thấp và có độ kiểm soát cao.
  • Gỗ Limba: cảm giác mềm, bám bóng và độ kiểm soát cao, là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Âu ưa chuộng kỹ thuật giật bóng xa bàn.
  • Gỗ Cypress (còn gọi là Hinoki): là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Á ưa chuộng kỹ thuật tấn công nhanh, cảm giác mềm, tốc độ khá cao.
  • Gỗ Planchonello: thường dùng ở lớp ngoài, để tăng tốc độ bóng, hỗ trợ trường phái tấn công “bạo lực”.

Lưu ý: Một số cốt vợt còn được đặt tên theo cấu trúc lớp gỗ. Ví dụ: Hai cốt vợt Butterfly là Senkoh-LAK (tức là Limba, Ayous, Koto) và Senkoh-HCK (tức là Hinoki, Carbon, Koto) đều có tên là Senkoh nhưng phục vụ hai lối đánh hoàn toàn khác nhau.

 

 

4. Cách chọn cốt vợt bóng bàn phù hợp với lối chơi

Cách chọn cốt vợt bóng bàn phù hợp với lối chơi phải chọn theo các yếu tố sau đây:

  • a. Kích cỡ mặt cốt vợt.

  • b. Trọng lượng cốt vợt bóng bàn.

  • c. Chất phụ gia gồm cốt vợt có sử dụng carbon và cốt vợt có sử dụng sợi Arylate.

 

a. Kích cỡ mặt cốt vợt

  • Một yếu tố quan trọng nữa là kích cỡ của mặt cốt vợt. Người chơi phòng thủ thường ưa thích cốt vợt có mặt lớn hơn do họ muốn tận dụng tối đa khu vựcSweet spot lớn. Trong khi người chơi tấn công thì lại ưa thích mặt cốt vợt nhỏ để giảm thiểu độ cản không khí.
  • (Sweet Spot là khu vực trên mặt vợt nơi mà người chơi có cảm giác bóng tốt nhất khi thực hiện những cú đánh, khu vực này có hình tròn và tâm của nó chính là tâm của mặt vợt, một cách dễ dàng để xác định khu vực sweet spot là thả một quả bóng bàn từ một độ cao cố định xuống những phần khác nhau trên mặt vợt, chúng ta có thể dễ dàng xác định khu vực này dựa vào độ nảy và cảm giác của bóng).

 

b. Trọng lượng cốt vợt bóng bàn

  • Độ nặng, nhẹ của cốt vợt phụ thuộc rất lớn vào chất liệu cấu thành cũng sự sắp xếp phối trộng giữa các lớp cốt.
  • Cốt vợt càng nặng, lại càng giảm thiểu đi độ nhanh nhạy của những cú giao bóng. Những bạn mới chơi lên chuyên nghiệp cũng nên chọn loại cốt vợt này, những cú ra bóng tuy không nhanh nhưng mạnh hơn, nhiều lực dồn hơn nhờ trọng lượng của nó. Người chơi cũng chỉ còn công việc duy nhất là kiểm soát bóng. Sau đó, khi kỹ thuật đã nâng cao, dần dần bạn có thể chuyển sang các loại khác cao cấp hơn phụ thuộc vào trình độ.
  • Với lối đánh phòng thủ, bạn cũng nên chọn loại cốt vợt nặng này. Bạn sẽ tập trung cản phá những lượt tấn công của đối thủ. Tuy rằng tốc độ chậm nhưng chắc chắn.
  • Cốt vợt nhẹ sẽ phù hợp với những bạn có lối đánh tấn công, Nó sẽ tạo được cho bạn những cú đánh nhanh, mạnh và xoáy sâu, đưa bạn vào thế áp đảo đối phương.
  • Tuy nhiên, cần xem rằng cốt vợt nào càng giúp đánh xoáy, đánh càng căng thì khả năng giữ bóng càng kém, kiểm soát tốc độ cũng trở nên khó khăn. Tốc độ cao sẽ cho được những cú đánh nhanh mạnh tuy nhiên góc độ đánh không thể chính xác được với những cú đánh tốc độ cao.

Lưu ý: Nhớ rằng tốc độ và khả năng điều khiển luôn là hai thứ đối nghịch nhau.

 

c. Chất phụ gia

  • Các hãng sản xuất cốt vợt bóng bàn thường sử dụng thêm các chất phụ gia để nâng cao chất lượng của cốt vợt. Tuy nhiên, trong bài này, với kiến thức của mình, mình chỉ xin giới thiệu tới bạn một số công nghệ cốt vợt của thương hiệu bóng bàn nổi tiếng Butterfly. Các công nghệ của các thương hiệu khác, sau khi tìm hiểu kĩ, mình sẽ giới thiệu với các bạn ở các bài viết sau.
  • Với hãng bóng bàn Butterfly, thì có 2 chất phụ gia nổi tiếng và phổ biến nhất là Carbon và Arylate.
  • Cốt vợt có sử dụng carbon: Lớp sợi carbon nâng cao tốc độ cho cây vợt, làm rộng khu vực sweet-spot, và khiển cây vợt ổn định hơn. Carbon cũng đóng vai trò như là một lớp gia cố làm mạnh thêm cây vợt. Do đó phần lớn cốt vợt có sử dụng Carbon sẽ tạo cảm giác “cứng”, phù hợp với người chơi có lối đánh tấn công.
  • Cốt vợt có sử dụng sợi Arylate: Lớp sợi Arylate sẽ làm giảm độ rung của vợt khi tác động với bóng. Giống như sợi Carbon, lớp sợi Arylate cũng làm rộng khu vực sweet-spot khiến cho cây vợt ổn định hơn. Đặc tính này sẽ tạo ra một cây vợt có cảm giác “trung bình” hoặc “mềm”, phù hợp với người chơi hay tạo ra những cú đánh xoáy.

Lưu ý: Các loại cốt vợt bóng bàn cao cấp sẽ sử dụng những lớp tạo bởi sự kết hợp giữa Carbon và Arylate. Tốc độ và khu vực sweet-spot lớn của Carbon kết hợp với khả năng giảm rung và cảm giác “mềm” của Arylate tạo ra những cây vợt có chất lượng cao nhất hiện nay.

 

 

5. Kinh nghiệm mua cốt vợt bóng bàn

  • Để mua được một chiếc vợt bóng bàn phù hợp bạn không nên vội vàng hay chọn theo cảm giác của mình. Tìm hiểu trước ở nhà và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm chơi bóng bàn sau đó đến cửa hàng và nhờ nhân viên tư vấn cụ thể. Như thế bạn không lo gặp phải vấn đề lựa chọn sai lầm.

Một vài yếu tố cần nắm trước khi mua vợt:

  • a. Kiểm tra độ phẳng cốt vợt

  • b. Kiểm tra trọng lượng và độ dày của cốt vợt bóng bàn

  • c. Xem tướng của cây vợt

 

a. Kiểm tra độ phẳng cốt vợt

  • Do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng như trải qua nhiều công đoạn để sản phẩm đến được tay người sử dụng không ít trường hợp cốt vợt bị cong, vênh. Đặc biệt là với điều kiện khí hậu nóng như đất nước chúng ta thì việc cốt vợt bị biến dạng là điều dễ xảy ra. Do đó, điều đầu tiên khi đi mua vợt là bạn nên quan sát, kiểm tra mặt vợt có phẳng, mịn hay không.
  • Nhiều người loay hoay mãi vẫn không nhận ra sự bất thường của chiếc cốt vợt mà mình đang cầm trên tay. Cách làm đơn giản nhất là đặt mặt cốt vợt lên mặt kính hoặc mặt bàn phẳng nếu nhìn thấy bập bênh thì loại ngay. Bạn nên thử ngay tại cửa hàng để tránh tình trạng về nhà rồi mất thời gian đi đổi lại nhé.

 

b. Kiểm tra trọng lượng và độ dày của cốt vợt bóng bàn

  • Vợt bóng bàn có kích thước và độ dày khác nhau thế nhưng phần cốt vợt bóng bàn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn: phẳng và cứng. Trọng lượng và độ dày của cốt vợt thường có tỉ lệ thuận với nhau, cốt nặng thì dày và cốt nhẹ thì mỏng.
  • Về cơ bản nên mua vợt có trọng lượng lớn và độ dày trong phạm vi sai số mà nhà sản xuất đưa ra. Nếu bạn gặp phải cốt vợt quá nhẹ hay quá nặng đều có những sai số so với thiết kế ban đầu mà các hãng sản xuất đưa ra. Hãy lưu ý vấn đề này nhé các bạn!

 

c. Xem tướng của cây vợt

  • Đây là bước mang nhiều cảm tính cá nhân thông qua cách quan sát vẻ bề ngoài của cốt vợt cũng như chiếc vợt bóng bàn của mình. Hiện nay nhiều sản phẩm được ghép nhiều tấm gỗ nhỏ với nhau tạo thành một tấm gỗ lớn. Do đó nên chọn vợt có mối ghé khít và đối xứng nhau.
  • Tiếp đến là quan tâm vân gỗ của từng lớp gỗ được sử dụng để tạo thành vợt bóng bàn. Tùy vào đặc điểm của từng loại gỗ mà có các tiêu chuẩn khác nhau.

 

Kết: Đó là những kinh nghiệm bạn cần nắm khi tìm hiểu để mua vợt bóng bàn phù hợp cho bản thân. Không chỉ cốt vợt mà mặt vợt khi lựa chọn cũng rất quan trọng về lối đánh của bạn. Nếu bạn đang không biết nên lựa bộ vợt như thế nào và mua ở đâu thì Phố Bóng Bàn sẽ là nơi cung cấp và phân phối sỉ lẻ dụng cụ bóng bàn đi kèm chính sách bảo hành mà bạn sẽ an tâm khi mua. Chúc các bạn tìm được cho mình một “chiến hữu” ưng ý.

 

     

     

    HÀNG CHÍNH HÃNG
    Bảo hành tuyệt đối

    Tư vấn: 0784.601988
    8:30 am - 6:00 pm

    THU TIỀN
    Nhận tiền khi giao hàng

    ĐỔI TRẢ HÀNG
    Hoàn lại 100% tiền
    • 24/01/22
    • PBB
    • 0

    Kích thước sân bóng bàn tiêu chuẩn thi đấu quốc tế

    Kích thước sân bóng bàn tiêu chuẩn áp dụng cho thi đấu quốc tế Sân bóng bàn…

    • 21/09/24
    • Phobongban
    • 0

    Jennie mặc đồ rẻ đi chơi bóng bàn mà vẫn “xinh iu” quá trời: Toàn món dễ mua theo, giá rẻ hơn cũng có

    Jennie mang gợi ý lên đồ “vừa casual vừa slay” đến cho các bạn đây!  …

    • 18/09/24
    • Phobongban
    • 0

    Điều lệ Giải bóng bàn Cúp Báo Ninh Bình lần thứ XVIII, năm 2024

      Điều lệ Giải bóng bàn Cup Báo Ninh Bình lần thứ XVIII, năm 2024  Giải…

    • 18/09/24
    • Phobongban
    • 0

    Bế mạc Giải vô địch Liên đoàn Bóng bàn tỉnh Nghệ An năm 2024

    Chiều 15/9, tại Trung tâm thi đấu thể dục thể thao thành phố Vinh đã diễn…

    • 12/09/24
    • Phobongban
    • 0

    Bế mạc Giải bóng bàn quốc tế cúp Côn Sơn lần thứ II

    Tối 11/9, Giải bóng bàn quốc tế cúp Côn Sơn lần thứ II đã khép lại…

    • HN: Ngõ 199 Trần Quốc Hoàn

      HN: Lai Xá - Hoài Đức

      HCM: 53 Nguyễn Bỉnh Khiêm Q1

    Mr An
    0585289999
    url Địa chỉ
    • HN: Ngõ 199 Trần Quốc Hoàn

      HN: Lai Xá - Hoài Đức

      HCM: 53 Nguyễn Bỉnh Khiêm Q1

    Xem nhanh

    Index